Xây Nhà Thông Minh Bắt Đầu Từ Đâu?

Ngày đăng: 01:43 PM 10/08/2019 - Lượt xem: 414

Lời nói đầu: Nhiều người muốn lắp đặt hệ thống smarthome để phục vụ cho cuộc sống tiện nghi tuy nhiên vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.

⇒ Ở thời điểm hiện tại, có đến hơn 18 triệu kết quả Google cho cụm từ "Nhà thông minh", điều này chứng tỏ "sức nóng" cũng như lượng thông tin rất lớn về giải pháp này.

⇒ Tuy thông tin là rất nhiều nhưng phần lớn khách hàng có nhu cầu lại vẫn không thể hiểu được bản chất vấn đề cũng như lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho mình. Hiểu được điều này, Etron Smarthome gợi ý cho quý khách "khung sườn" để tìm hiểu nhà thông minh một cách thấu đáo:

 

 

PHẦN 1: HỆ THỐNG VẬN HÀNH

Phần 1 trong series này sẽ nói về "KHẢ NĂNG VẬN HÀNH" - điều cần nhắc đến đầu tiên khi chọn một giải pháp thông minh. Vì sao?

Bởi vì khi xác định được hệ thống vận hành của ngôi nhà, bạn sẽ ngay lập tức biết được nhu cầu khi xây dựng Smarthome của mình cũng như nên chọn giải pháp nào cho phù hợp trước khi tính đến những chức năng chi tiết.

 

Nhà Thông Minh Gồm 2 Loại: Không Dây & Có Dây

Hiện tại, các ngôi nhà thông minh hoạt động trên 2 nguyên lý cơ bản: "Không dây" & "Có dây"

1. Smarthome Không Dây

Nếu sở hữu căn hộ vừa và nhỏ thì bạn có thể chọn hệ thống nhà thông minh truyền tín hiệu điều khiển qua mạng "Không dây". Loại Smarthhome này sử dụng sóng Z-Wave/ZigBee - đây là một loại sóng radio có tần số ngắn giúp truyền tải thông tin tín hiệu khá ổn định trong ngôi nhà trung bình & nhỏ.

Do thiết bị không dây sử dụng sóng Z-Wave/ZigBee có giá thành rẻ và không cần đục tường đi dây nên dễ dàng tháo lắp và thay thế. Vì thế nếu nhà nào đã xây dựng hoàn thiện và xong nội thất, nếu chủ nhà muốn chuyển đổi từ điện thường sang điện thông minh thì có thể lắp đặt hệ thống Smarthome không dây là hợp lý nhất.
Ví dụ: Bạn có thể mua công tắc điều khiển đèn thông minh sử dụng sóng ZigBee và lắp ráp trực tiếp vào vị trí công tắc cũ mà không cần quá quan tâm về cấu trúc đi dây hiện tại. Việc thiết lập tủ điện điều khiển cho hệ thống này cũng đơn giản và không cần thay đổi cấu trúc ngôi nhà.

Điểm yếu của hệ thống không dây đó là sự kém ổn định hơn có dây, tính năng cũng bị hạn chế và việc lập trình hay xử lý cũng không đảm bảo bằng hệ thống đi dây.

 

2. Smarthome Có Dây

Nếu bạn có ý định xây lắp nhà thông minh cho một căn hộ hay biệt thự lớn (vài trăm m2), hoặc bạn muốn ngôi nhà mình có đủ tính năng toàn diện của một ngôi nhà thông minh đẳng cấp thì lúc này hệ thống có dây là đều bắt buộc. Hệ thống đi dây này sẽ mang đến rất nhiều lợi thế như:

  • Thứ 1: Tín hiệu khi truyền qua hệ thống đi dây sẽ mạnh và ổn định hơn là tín hiệu truyền qua sóng vô tuyến không dây. Ta có thể hình dung giống như bạn kết nối mạng Internet một bằng dây mạng và hai sóng Wifi. Một điều hiển nhiên là kết nối qua dây cáp mạng phải ổn định hơn và tốt hơn so với truyền tín hiệu qua sóng Wifi rồi.
  • Thứ 2: Trong một ngôi nhà lớn với nhiều tầng và lớp tường. Sóng "Không dây" sẽ bị ngăn cản và giảm tín hiệu trong khi hệ thống "Có dây" thì không bị hạn chế.
  • Thứ 3: Sức truyền tải và tốc độ truyền của sóng Z-Wave/ZigBee không mạnh và nhanh bằng khi tín hiệu truyền trong dây dẫn có dây và theo nghiên cứu thì sóng ZigBee/Z-Wave chỉ nên truyền tải tín hiệu đến khoảng 10 thiết bị. Vì thế nếu công trình có quá nhiều thiết bị điện như đèn, rèm, cổng cửa, điều hòa, âm nhạc... cùng hoạt động 1 lúc thì sóng không dây có thể sẽ quá tải và chập điện.

Lời Kết

So sánh hệ thống Smarthome có dây và không dây

 

            Hệ Thống Có Dây

              Hệ Thống Không Dây

 Ưu Điểm

  • Hệ thống truyền tải dữ liệu nhanh và ổn định

  • Giúp quản lý được nhà có không gian lớn, tòa nhà nhiều tầng

  • Truyền tải nhiều tín hiệu một lúc

  • Khả năng lập trình hệ thống và mở rộng nhiều tính năng hoàn thiện hơn

  • Giá thành thấp và không tốn tiền đi dây tín hiệu

  • Lắp đặt thiết bị dễ dàng dù đã hoàn thiện

  • Lắp đặt nhanh chóng và dễ dàng hơn hệ thống có dây

 Nhược Điểm

  • Cần nhiều công đoạn lắp đặt

  • Lắp đặt khó hơn và chi phí cao hơn

  • Cần lắp đặt khi nhà đang xây thô

  • Sóng Zigbee độ phủ thấp, không thích hợp với nhà không gian lớn

  • Tốc độ truyền tương đối thấp

  • Độ ổn định không bằng hệ có dây

 Gợi Ý

  • Nên sử dụng cho công trình biệt thự, nhà ở lớn nhiều tầng lầu (diện tích tầm 100m2 trở lên)

  • Cần lựa chọn hãng/giải pháp có uy tín tên tuổi như hãng Leviton Etron đang phân phối giải pháp

  • Sử dụng rộng rãi tại các căn hộ

  • Công trình nhà ở không quá lớn và chủ nhà chỉ cần những chức năng cơ bản

 

 

Liên Hệ SKYTEK

Trụ sở chính: 14/7 Kp.10, P. Tân Hòa, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai (Bên hông Nhà Thờ Ngọc Đồng)

SĐT: 091 365 2636

Email: thienhoangphat.vn@gmail

Facebook